Du lịch Huế - Quần thể di tích Cố đô - Đi đâu? Ăn gì?
Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ bắc của con sông Hương chảy từ tây sang đông, Quần thể di tích Cố đô Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về những điều kỳ bí ở mảnh đất “thần kinh” này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thuê xe tự lái Huế ngay nhé!
1. Tổng quan về Quần thể di tích cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Tháng 12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là kinh đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
2. Nên vi vu du lịch Huế bằng phương tiện nào?
2.1. Tại sao nên thuê xe tự lái?
- Bắt kịp với những trào lưu công nghệ mới nhất
Thuê xe mới định kỳ 2 năm 1 lần sẽ giúp bạn bắt kịp với xu hướng công nghệ tiên tiến nhất. Do bạn luôn lái chiếc xe thế hệ mới nên bạn luôn được sử dụng những trang bị công nghệ và tính năng hiện đại nhất trong ngành ô tô.
- Không phải trả chi phí bảo dưỡng
Một phần đáng kể trong hợp đồng thuê xe ô tô bao gồm các cuộc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ trong suốt quá trình thuê xe. Ngoài ra, bảo hành của nhà sản xuất còn bao gồm các lần mang xe đi sửa ngoài kế hoạch. Bạn hoàn toàn không phải bỏ ra bất cứ một khoản phí nào để bảo dưỡng xe.
- Không cần lo lắng về việc mất giá
Trừ khi bạn có ý định mua xe sau khi hợp đồng kết thúc, ảnh hưởng của việc mất giá của xe không phải là điều mà bạn phải lo lắng. Một khi hợp đồng thuê xe đã hết hạn, bạn chỉ cần trả xe về đại lý và bắt đầu với một chiếc xe mới.
2.2. Nên thuê xe tự lái ở đâu tại Huế?
2.2.1 Lucky Travel Car
Là đơn vị cho thuê xe chuyên nghiệp tại Huế, Công ty Lucky Travel Car tự hào mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo, cho một chuyến đi an toàn. Với đa dạng dòng xe mẫu mã, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ thuê xe 4 chỗ, thuê xe 7 chỗ, xe du lịch Huế 16, 29, 35 đến 45 chỗ ngồi, chất lượng phục vụ cao nhất, giá cạnh tranh nhất.
Các dịch vụ cung cấp:
- Dịch vụ cho thuê xe tự lái, có lái 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ Huế
- Dịch vụ cho thuê xe du lịch 16 chỗ, 29 chỗ, 35 chỗ, 45 chỗ Huế
- Dịch vụ cho thuê xe ô tô điện Vinfast
- Hợp đồng thuê xe ngắn hạn, thuê xe dài hạn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Xe đưa đón sân bay, khách sạn tại Huế và các tỉnh lân cận Lucky Travel Car cam kết là Nhà cung cấp dịch vụ chất lượng, an toàn, tận tâm với giá rẻ nhất tại Huế, cam kết mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho hành trình của khách hàng.
2.2.2 Thuê xe tự lái Huế
Là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê xe tự lái 4 chỗ, 7 chỗ, xe du lịch 16-29-35-45 chỗ, xe oto điện, xe đưa đón sân bay, khách sạn,... lâu năm, chuyên nghiệp. Đặc biệt, Thuê Xe Tự Lái Huế cung cấp dịch vụ thuê xe theo ngày, theo tháng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp cho du lịch, công tác.
Với slogan “An tâm trên mọi nẻo đường”, Thuê Xe Tự Lái Huế cam kết luôn mang đến loại hình tốt nhất, giá thành thấp nhất, chất lượng xe cao nhất, chất lượng phục vụ chuyên nghiệp nhất.
Các dịch vụ cung cấp:
- Cung cấp dịch vụ cho thuê xe tự lái, xe oto điện 4 chỗ, 7 chỗ
- Cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch có tài xế từ 16, 29, 35 đến
45 chỗ
- Cung cấp dịch vụ cho thuê xe phục vụ lễ hội.
- Cung cấp dịch vụ đón tiễn sân bay, khách sạn.
- Cung cấp dịch vụ cho thuê xe theo tháng.
3. Tham quan những điểm đến nào trong Quần thể di tích Cố đô Huế?
3.1 Kinh thành Huế: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành
Ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt nam ra mặt bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
3.2 Lăng tẩm
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
Bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.
Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
Lăng Tự Đức (Vạn Niên Cơ – Khiêm Lăng)
Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng)
Nguyên trước đây là Điện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Đồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh.
Lăng Dục Đức (An Lăng)
Là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.
3.3. Kiến trúc khác
Trấn Bình đài
Đây là cái pháo đài thứ 25 của Kinh thành Huế, một thành phụ của Kinh thành, cách thành chính chỉ một đoạn hào chung.
Phu Văn Lâu
Được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Tòa Thương Bạc
Đây là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Công trình này được xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt thép; mặt nền hình bát giác, mái chia 2 tầng lợp ngói lưu ly, cấu trúc thanh nhã, hài hòa với cảnh vật xung quanh.
Văn miếu
Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Miếu được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long và có quy mô uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế.
Võ Miếu
Đây là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới triều Nguyễn, đây còn là nơi thờ một số danh tướng Trung Quốc.
Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là nơi các vua Nguyễn tế trời.
Đàn Sơn Xuyên
Đây là nơi cúng tế toàn bộ thần núi, thần sông của đất Thừa Thiên xưa, và là đàn tế thần sông núi duy nhất còn lại của Việt Nam.
Hổ Quyển
Hổ Quyền được xây dựng năm Minh Mạng thứ 11 (1830), là một chuồng nuôi hổ và là một đấu trường độc đáo. Dưới triều Nguyễn đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và người dân.
Hổ Quyền - Trường đấu sinh tử giữa voi và hổ cổ độc đáo ở Huế
Điện Voi Ré
Cách Hổ Quyền khoảng 400m, trên địa phận thôn Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế. Tương truyền, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhân dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho một con voi của một dũng tướng chết trận, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm thờ nữ thần PoNagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển)
Cửa biển này người ta gọi là yêu Hải Môn - hay Cửa Eo (Cửa Lấp). Năm 1813, Gia Long cho xây dựng Trấn Hải Đài và đổi tên Cửa Eo thành Cửa Thuận An. Đến năm 1834, vua Minh Mạng cho đổi tên Trấn Hải đài ra Trấn Hải thành.
Nghênh Lương Đình
Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ là một công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu được xây dựng dưới triều vua Tự Đức thứ 5 (1852), dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Cung An Định
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế, là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.
4. Ăn gì ở Huế? – Những đặc sản gây thương nhớ
4.1 Món chính
4.1.1 Cơm hến Huế
Món cơm - bún hến này dù có mang đi đâu thì cũng không có mùi vị đặc sắc như ăn trên đất cố đô. Và đây là những gợi ý cho bạn khi muốn ăn cơm hến ở Huế:
· Quán Đập Đá: 1 Hàn Mặc Tử, Vỹ Dạ, TP. Huế
· Quán chị Nhỏ: Ngã tư Phạm Hồng Thái, Trương Định, TP. Huế
· Quán Cháo – Bún – Cơm hến: 98 Nguyễn Huệ, TP. Huế
4.1.2 Cơm âm phủ
Đây thực chất là một món cơm được bày trí cầu kỳ với 7 loại nguyên liệu thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo. Khi ăn chỉ cần thêm nước mắm và trộn đều lên là có thể thưởng thức.
Những địa chỉ bán cơm âm phủ Huế nổi tiếng ở Huế bạn có thể đến:
· Quán 35 Nguyễn Thái Học
· Quán 51 Nguyễn Thái Học
4.1.3 Bánh canh Nam Phổ
Sợi bánh canh ở đây khá đặc biệt, giống sự kết hợp của sợi bánh canh bột gạo bình thường và bột lọc nên có màu khác trong hơn. Nhìn vào tô bánh canh Nam Phổ, bạn sẽ thấy nổi bật một màu đỏ đặc của nước lèo, được điểm tô thêm bằng hành lá, chả, thịt. Đừng lo, không phải ớt cay đâu nhé, đó là màu của thịt tôm và nước lèo nấu sệt như vậy thôi.
Note lại vào danh sách ăn gì ở Huế những địa chỉ ăn bánh canh Nam Phổ này ngay thôi:
· Quán Thúy chuyên bánh Canh Nam Phổ: 16 Phạm Hồng Thái, TP. Huế
· Bánh canh Nam Phổ: 374 Chi Lăng, TP.Huế
4.1.4 Bún Bò Huế
Bún bò Huế đúng nghĩa phải có đầy đủ miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và thịt bò. Món bún bò Huế chính gốc có nước dùng hơi cay hơi cách nấu thông thường của người miền Nam một tí và ăn kèm với rau phải tươi thì món ăn mới đúng chất Huế của nó.
Bún bò Huế có ở khắp mọi nơi trên đất cố đô nhưng nổi tiếng nhất có những quán sau:
· Quán bún bò Huế – 14 Lý Thường Kiệt
· Quán bún bà Tuyết – 37 Nguyễn Công Trứ
· Quán bún bà Tâm – 43 Nguyễn Công Trứ
· Quán bún bà Mỹ – 71 Nguyễn Công Trứ
4.1.5 Bún nghệ Huế
Điểm đặc biệt của món ăn này là sợi bún được nhuộm màu nghệ vàng ươm cùng với nhân là lòng heo. Món ăn này có hương vị đậm đà nhất khi ăn với rau răm, tỏi phi và đặc biệt là ăn ngay trên đất Huế để cảm nhận hương vị trọn vẹn nhất.
Những quán bún nghệ nổi tiếng nhất của Huế là:
· Bún nghệ cầu Phú Cam: 69 Phan Đình Phùng, TP.Huế
· Quán bún nghệ gần chợ trên đường Trần Quang Khải
· Bún nghệ O Két: 10/154 Bà Triệu, TP.Huế
4.2 Món ăn chơi
4.2.1 Nem lụi
Nem lụi ở Huế tuy không quá nổi tiếng nhưng là một món ăn khiến thực khách phải ghé lại lần hai và nhiều lần sau nữa. Nem được nướng chín trong bếp than hồng ăn kèm với hỗn hợp rau thơm, khế, giá, chuối xanh thái mỏng, vả sống... cùng loại nước chấm được làm khá công phu từ gan lợn, dầu, bột đao, đường, tương, nước mắm, quế chi, cốt dừa…
Những quán nem lụi ngon nức tiếng ở đất cố đô mà bạn nên lưu ngay vào sổ tay ăn gì ở Huế của mình.
· Quán trước cửa chợ Đông Ba
· Quán trên đường Phú Quý – Nguyễn Huệ
· Quán Hạnh ở 11 Phó Đức Chính
4.2.2 Bánh bột lọc
Bánh bột lọc đúng kiểu người Huế được làm từ bột năng, nhân là tôm để nguyên vỏ cho khi nấu lên sẽ còn giữ được màu đỏ đẹp mắt. Bánh bột lọc có hai loại là bánh trần và bánh gói nhưng đều ăn với nước chấm pha từ nước nhân tôm cùng nước mắm hòa thêm chút chanh, đường, ớt.
Những địa chỉ ăn bánh lọc Huế nổi tiếng bạn có thể ghé ăn thử:
· Quán Bà Đỏ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành Phố Huế
· Quán 109: 109 Lê Huân, Thành Phố Huế
· Quán Mệ Lé: 104/17/9 Kim Long, Thành Phố Huế
4.2.3 Bánh nậm
Bánh nậm cũng giống như bánh bột lọc là một món ăn đặc trưng của người Huế. Bánh làm từ bột gạo, nhân là tôm và thịt hoặc có thể làm nhân đậu xanh vào ngày ăn chay. Bánh sau khi được hấp chín ăn kèm với nước mắm chua ngọt rất ngon, mềm nhưng không bị bở là món đặc sản đường phố đáng được thêm vào list ăn gì ở Huế khi đến đất cố đô.
Bạn có thể tìm món bánh nậm đậm chất Huế ở những địa chỉ nổi tiếng sau:
· Quán Hạnh: 11 - 15 Phó Đức Chính, Thành Phố Huế
· Quán Bà Đỏ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành Phố Huế
· Quán 109: 109 Lê Huân, Thành Phố Huế
· Quán Mệ Lé: 104/17/9 Kim Long, Thành Phố Huế
· Quán Trung Bộ: 16 Tô Hiến Thành, Thành Phố Huế
4.2.4 Bánh bèo
Bánh bèo là một thức ăn vặt phổ biến ở miền Trung được chia thành hai loại: bánh bèo Huế và bánh bèo Quảng Nam. So với bánh bèo Quảng Nam, bánh bèo Huế mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn, bên trong nhân tôm xay nhuyễn ăn kèm với nước mắm. Vào đến miền Nam, bánh bèo Huế đã có những biến tấu khác nên hãy tìm thưởng thức món ăn này đúng vị chuẩn để xem có gì hấp dẫn nhé!
Đây là món ăn đáng được đưa vào ngay list ăn gì ở Huế đúng không, nhất là khi bạn ghé những địa chỉ nổi tiếng với món ăn này như:
· Quán Trung Bộ: 16 Tô Hiến Thành, Thành Phố Huế
· Bánh bèo Bà Cư: 23/117 Phan Đình Phùng, Thành Phố Huế
· Quán Bà Đỏ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành Phố Huế
· Quán 109: 109 Lê Huân, Thành Phố Huế
· Quán Mệ Lé: 104/17/9 Kim Long, Thành Phố Huế
4.2.5 Bánh ép
So với những loại bánh khác thì bánh ép là một món ăn Huế còn khá xa lạ với du khách. Nhưng ở Huế đây là món ăn khoái khẩu của giới trẻ những ngày Huế trở lạnh cuối năm. Bánh ép được làm từ bột lọc và nhân. Chỉ đổ một lớp mỏng bột lên một miếng nhôm trên lò than hồng, sau đó bỏ thêm nhân (trứng, thịt, pate, bò khô) vào và ép thêm một miếng nhôm lên mặt trên. Đợi đến khi bánh chín có mùi thơm dậy lên là có thể lấy ra để thưởng thức. Bánh được ăn kèm với rau răm, chua ngọt và dưa leo.
Nếu đến Huế thì có thể ghé các địa chỉ sau để ăn bánh ép cực ngon:
· Quán 20: 20 Nguyễn Du, Thành Phố Huế
· Quán Dì Mai: Đối diện trường THCS Duy Tân, Thành Phố Huế
· Quán Chị Xí: 22/103 Nhật Lệ, Thành Phố Huế
· Quán O Xí: 18 Mạc Đĩnh Chi, Thành Phố Huế
· Quán Mụ Kiều: 4 Lê Sỹ, Thành Phố Huế
4.2.6 Bánh khoái
Bánh khoái có nguyên liệu khá giống bánh xèo là bột gạo, nhân tôm thịt và có cách làm hoàn toàn tương tự bánh xèo miền Nam. Nhiều nghiên cứu cho rằng chính chiếc bánh khoái này chính là nguồn gốc của loại bánh xèo phổ biến ngày nay ở khắp nơi.
Nếu bạn có dịp ghé làng Chuồn, đừng quên thưởng thức món bánh khoái cá Kình cực độc lạ của Huế nhé!
Thế nên, hãy lưu vào danh sách ăn gì ở Huế của bạn kèm theo những địa chỉ sau để thưởng thức khi đến Huế nhé!
· Quán Hạnh: 11 Phó Đức Chính, Thành Phố Huế
· Quán Hồng Mai: 78 Đinh Tiên Hoàng, Thành Phố Huế
· Quán Lạc Thiên: 6 Đinh Tiên Hoàng, Thành Phố Huế
· Quán Cá Kình O Lành: Chợ Chuồn, Phú Vang, Huế
· Quán Chị Hoa: 27 Mai Thúc Loan, Thành Phố Huế
4.2.7 Các món chè Huế
Có người từng nói rằng, nếu Hà Nội có 36 phố phường thì Huế cũng có 36 món chè. Quả thực là như vậy vì ở Huế những món chè được chế biến rất sáng tạo thành cả trăm món chè cũng có chứ đừng nói là chỉ có 36 món.
Chính vì thế mà thương hiệu chè Huế đi đến nơi đâu cũng được yêu mến từ thành phố đến nông thôn. Nếu có dịp về Huế thì hãy lùng sục những con hẻm để thưởng thức những món chè do chính những người con Huế biến tấu xem nhé.
Quý khách có nhu cầu thuê xe tự lái, hãy liên hệ đến Thuê xe tự lái tại Huế để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất:
Cho thuê xe, thuê xe tự lái tại Huế, xe điện, xe du lịch Huế
- Hotline: 0787.075.075
- Địa chỉ: 27 Lê Quý Đôn - Phường Phú Hội - Tp Huế